An ninh mạng tại Việt Nam ngày càng nhiều biến động
An ninh mạng tại Việt Nam ngày càng nhiều biến động
Các cuộc tấn công mạng ngày càng có quy mô tổ chức, không chỉ nhằm vào tài khoản cá nhân mà xu hướng đang nhằm vào hạ tầng mạng của các tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề an ninh mạng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, đo lường mức độ thiệt hại từ năm 2014 đến năm 2017 con số ngày càng tăng.
Mức độ thiệt hại tăng dần
Năm 2014 mức độ thiệt hại do các cuộc tấn công mạng gây ra ước tính khoảng 8.500 tỷ đồng, như thế trung bình mỗi cá nhân thiệt hại 1.230.000 VNĐ đây là một con số không hề nhỏ. Việt Nam đã bị thiệt hại tổng cộng 8700 tỉ đồng, tăng 200 tỉ so với năm 2014. Theo VNCERT (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam), tính từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015, Trung tâm này đã ghi nhận được tổng số 31.585 sự cố an ninh thông tin tại Việt Nam, gồm 5.898 sự cố tấn công lừa đảo, 8.850 sự cố tấn công thay đổi giao diện và 16.837 sự cố cài mã độc. Đến năm 2016 con số thiệt hại này tăng một cách không kiểm soát với mức độ thiệt hại đo được là 10.400 tỷ Trong bảng xếp hạng các nước bị mã độc tấn công nhiều nhất trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam có tỉ lệ 45,9% (quý I-2016) và 45,7% (quý II-2016), trong khi đó tỉ lệ bình quân toàn thế giới là 18,3% và 21,2%. trong 9 tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận đã có 9.964 sự cố tấn công vào hệ thống mạng của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam. trong 9 tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận đã có 9.964 sự cố tấn công vào hệ thống mạng của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam tính đến hết tháng 9 năm 2017, mặc dù chưa có con số cụ thể về mức độ thiệt hại của các vụ tấn công nhưng nhìn vào số liệu thống kê các vụ tấn công thì con số thiệt hại năm nay không hề giảm so với năm 2016.
Xu hướng tấn công dịch chuyển từ cá nhân sang tổ chức, doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy năm 2014 xu hướng tấn công chủ yếu tiếp cận các cá nhân bằng các tin nhắn rác, máy tính bị nhiễm virus từ USB hay là tấn công qua mạng wifi miễn phí đặt ở các quán coffee, công viên để lợi dụng cướp đoạt tài sản, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng, giao dịch trực tuyến. Năm 2015 phát triển thêm các cuộc tấn công bằng mã độc từ mạng xã hội đặc biệt là ông lớn Facebook.Tấn công mã độc tống tiền Ransomware là xu hướng tấn công đình đám năm 2016 tiếp theo đó là nhiễm virus hàng loạt từ Facebook và tin nhắn rác. Nhắc đến năm 2017 không thể không kể đến mã độc tống tiền wanacry với mức ảnh hưởng toàn cầu, tiếp theo đó là các vụ tấn công vào các website của các sân bay hay các cơ quan chính phủ.
Vấn đề an ninh mạng đang ngày càng phức tạp do đó các cơ quan tổ chức nên chủ động xây dựng cho mình kế hoạch để chủ động phòng chống khi có các cuộc tấn công xảy ra.
Các cuộc tấn công mạng ngày càng có quy mô tổ chức, không chỉ nhằm vào tài khoản cá nhân mà xu hướng đang nhằm vào hạ tầng mạng của các tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề an ninh mạng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, đo lường mức độ thiệt hại từ năm 2014 đến năm 2017 con số ngày càng tăng.
Mức độ thiệt hại tăng dần
Năm 2014 mức độ thiệt hại do các cuộc tấn công mạng gây ra ước tính khoảng 8.500 tỷ đồng, như thế trung bình mỗi cá nhân thiệt hại 1.230.000 VNĐ đây là một con số không hề nhỏ. Việt Nam đã bị thiệt hại tổng cộng 8700 tỉ đồng, tăng 200 tỉ so với năm 2014. Theo VNCERT (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam), tính từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015, Trung tâm này đã ghi nhận được tổng số 31.585 sự cố an ninh thông tin tại Việt Nam, gồm 5.898 sự cố tấn công lừa đảo, 8.850 sự cố tấn công thay đổi giao diện và 16.837 sự cố cài mã độc. Đến năm 2016 con số thiệt hại này tăng một cách không kiểm soát với mức độ thiệt hại đo được là 10.400 tỷ Trong bảng xếp hạng các nước bị mã độc tấn công nhiều nhất trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam có tỉ lệ 45,9% (quý I-2016) và 45,7% (quý II-2016), trong khi đó tỉ lệ bình quân toàn thế giới là 18,3% và 21,2%. trong 9 tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận đã có 9.964 sự cố tấn công vào hệ thống mạng của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam. trong 9 tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận đã có 9.964 sự cố tấn công vào hệ thống mạng của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam tính đến hết tháng 9 năm 2017, mặc dù chưa có con số cụ thể về mức độ thiệt hại của các vụ tấn công nhưng nhìn vào số liệu thống kê các vụ tấn công thì con số thiệt hại năm nay không hề giảm so với năm 2016.
Xu hướng tấn công dịch chuyển từ cá nhân sang tổ chức, doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy năm 2014 xu hướng tấn công chủ yếu tiếp cận các cá nhân bằng các tin nhắn rác, máy tính bị nhiễm virus từ USB hay là tấn công qua mạng wifi miễn phí đặt ở các quán coffee, công viên để lợi dụng cướp đoạt tài sản, mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng, giao dịch trực tuyến. Năm 2015 phát triển thêm các cuộc tấn công bằng mã độc từ mạng xã hội đặc biệt là ông lớn Facebook.Tấn công mã độc tống tiền Ransomware là xu hướng tấn công đình đám năm 2016 tiếp theo đó là nhiễm virus hàng loạt từ Facebook và tin nhắn rác. Nhắc đến năm 2017 không thể không kể đến mã độc tống tiền wanacry với mức ảnh hưởng toàn cầu, tiếp theo đó là các vụ tấn công vào các website của các sân bay hay các cơ quan chính phủ.
Vấn đề an ninh mạng đang ngày càng phức tạp do đó các cơ quan tổ chức nên chủ động xây dựng cho mình kế hoạch để chủ động phòng chống khi có các cuộc tấn công xảy ra.